Scarlatti, Domenico (1685-1757)

Scarlatti, Domenico (1685-1757)

Tài năng của Domenico được thừa nhận từ rất sớm. Ngay từ nhỏ cậu đã thể hiện mình là một nghệ sĩ chơi harpsichord và organ bậc thầy cũng như khả năng sáng tác. Ngày 13/7/1701, khi chưa đầy 16 tuổi, Alessandro đã được bổ nhiệm làm nhà soạn nhạc và nghệ sĩ organ của nhà nguyện hoàng gia trong cung điện Naples.

Chi tiết

Schoenberg, Arnold (1874-1951)

Schoenberg, Arnold (1874-1951)

Có thể nói Schönberg là người đưa âm nhạc sang một giai đoạn phát triển mới khi phát triển ngôn ngữ âm nhạc phi giọng điệu (atonal music) bằng hệ thống 12 âm (hay còn gọi là serial technic). Phương pháp sáng tác của ông ảnh hưởng mạnh mẽ  đến các học trò của ông.

Chi tiết

Schubert, Franz (1797-1828)

Schubert, Franz (1797-1828)

“Khi tôi muốn ca hát về tình yêu thì tình yêu lại biến thành đau khổ, nhưng khi tôi chỉ muốn hát về đau khổ thì đau khổ lại hoá thành tình yêu.” – Franz Schubert

Chi tiết

Schumann, Clara (1819-1896)

Schumann, Clara (1819-1896)

Người ta thường biết tới Clara Schumann với tư cách là một nghệ sĩ piano hàng đầu thời kỳ lãng mạn cũng như là vợ của Robert Schumann hơn là với tư cách một nhà soạn nhạc. Clara Schumann đã tự coi mình là một nghệ sĩ biểu diễn hơn là một nhà soạn nhạc và có giả thuyết rằng đây là hậu quả của những quan điểm phủ định khả năng sáng tác của phụ nữ rất phổ biến thời đấy.

Chi tiết

Schumann, Robert (1810-1856)

Schumann, Robert (1810-1856)

Là người kế thừa tinh thần của Bach và Beethoven, người tiên đoán về Chopin và Brahms, một nhà phê bình tận tâm và sắc sảo và một trí thức dòng giõi quý tộc cởi mở với bất cứ cái gì liên quan đến văn chương thơ phú, Robert Schumann trong hình thức âm nhạc là hiện thân của sự thăng trầm tình cảm và trí tuệ của toàn bộ trào lưu Lãng mạn Đức.

Chi tiết

Scriabin, Alexander (1872-1915)

Scriabin, Alexander (1872-1915)

Âm nhạc của Scriabin cũng vậy. Một thời gian nào đó các tác phẩm của ông có thể bị lãng đi đôi chút, nhưng chúng luôn trào dâng trở lại như những làn sóng mạnh mẽ, và không bao giờ hoàn toàn vắng bóng trong đời sống âm nhạc của xã hội chúng ta.

Chi tiết

Shostakovich, Dmitri (1906-1975)

Shostakovich, Dmitri (1906-1975)

“Giữa những áp lực mâu thuẫn từ yêu cầu của chính quyền, sự chịu đựng của đại đa số đồng nghiệp đồng hương và những ý tưởng cá nhân về phục vụ nhân sinh và công chúng, ông đã thành công trong việc hun đúc nên một ngôn ngữ âm nhạc mang sức mạnh tình cảm lớn lao” – David Fanning

Chi tiết

Sibelius, Jean (1865-1957)

Sibelius, Jean (1865-1957)

Nhắc đến âm nhạc cổ điển của vùng Scandinavia, bên cạnh Edvard Grieg của đất nước Na Uy, ta không thể không nhắc đến cái tên Jean Sibelius, người đã làm rạng danh cho đất nước Phần Lan bằng việc kết thừa xuất sắc nhất khuynh hướng dân tộc, đưa âm nhạc Phần Lan lên sánh ngang với các cường quốc về âm nhạc cổ điển.

Chi tiết

Smetana, Bedrich (1824-1884)

Smetana, Bedrich  (1824-1884)

Ông là thành viên danh dự của nhiều hiệp hội âm nhạc và vào lúc mở đầu thập niên 1880 xã hội Czech đã chuẩn bị một số lễ kỉ niệm quan trọng như là dấu hiệu của sự ghi nhận về mặt nghệ thuật.

Chi tiết

Sor, Fernando (1778-1839)

Sor, Fernando (1778-1839)

Nhà soạn nhạc và nghệ sĩ guitar người Tây Ban Nha Fernando Sor (14/2/1778 – 10/7/1839) có lẽ là người có công lớn nhất trong việc đưa cây guitar từ tay những người hát rong lên đến địa vị của một nhạc cụ chính thống. Tuy chỉ là những dòng ngắn ngủi trong lịch sử âm nhạc phổ thông, nhưng trên bước đường phát triển của guitar và cả âm nhạc Tây Ban Nha, không thể thiếu được tên tuổi của ông.

Chi tiết

Strauss II, Johann (1825-1899)

Strauss II, Johann (1825-1899)

 Strauss II học hoà âm và đối vị với giáo sư lý luận âm nhạc Joachim Hoffmann, người bấy giờ có một trường âm nhạc của riêng mình. Tài năng của ông cũng được nhà soạn nhạc Josef Drechsler (còn được gọi là Drexler) người dạy ông các bài thực hành hòa âm ghi nhận.

Chi tiết

Strauss, Richard (1864-1949)

Strauss, Richard (1864-1949)

“Tôi có thể không phải là một nhà soạn nhạc ở hàng thứ nhất, nhưng tôi là nhà soạn nhạc đứng đầu ở hàng thứ hai!” – Richard Strauss

Chi tiết
popup

S� l��ng:

T�ng ti�n: