Hãy cùng Piano House kéo xuống phía dưới để xem Một số thuật ngữ trình diễn live là những gì và tại sao bạn nên biết qua các thuật ngữ này nha.
Có lẽ nhiều bạn đam mê chơi 1 nhạc cụ nào nghiêm túc cũng đều khát khao được 1 lần lên sân khấu trình diễn đầy tự tin và thể hiện bản thân mình. Tuy nhiên, dù bạn là ca sĩ hay nhạc công mà vẫn chưa có kinh nghiệm thì chắc hẳn bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn khi tập luyện hay trình diễn với ban nhạc, nhất là khi giao tiếp với các thành viên trong ban nhạc hay đặc biệt là những người thâm niên trong lĩnh vực sân khấu.
Đảm bảo đôi lúc bạn sẽ bị bối rối khi các thành viên trong ban nhạc nói chuyện với nhau bằng những thuật ngữ rất ngắn gọn và rồi tiếp tục chơi 1 cách rất ăn ý, trong khi bạn còn chưa hình dung ra họ muốn gì để thích nghi theo. Kết quả thường thấy là mọi người sẽ phải mất thời gian để giải thích cho bạn hiểu, phần nào làm giảm độ tự tin & cảm hứng khi bạn chuẩn bị chơi nhạc.
Xem thêm: Hợp âm là gì? Các hợp âm piano cơ bản cho người mới học
Do đó, dù những thuật ngữ này khá phổ biến trong giới chơi nhạc, nhưng không phải ai cũng biết tuốt hay hiểu rõ thực sự nó là gì, hôm nay Piano House sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc và giúp bạn được tự tin hơn nhé!

Một số thuật ngữ trình diễn live

1. Tút-ti

Tutti là một từ có nguồn gốc từ tiếng Ý, nghĩa của nó là tất cả với nhau (all hay together), từ này trái ngược với Soloist – chỉ một mình, lúc này, cả dàn nhạc (section) sẽ chơi cùng nhau. Trong thực tế, Solo và Tutti thường đi chung với nhau và hỗ trợ cho nhau, ví dụ một nhà soạn nhạc viết ra một bài nhạc, ông ta muốn violin đi trước, sau đó tới cello, sau đó tới contra-bass và trong lúc này nguyên dàn phía sau im lặng để 3 cây này Solo trước, sau đoạn solo đó  thì nguyên dàn nhạc sẽ chơi với nhau và lúc này sẽ gọi là Play in Tuttis.
Sở dĩ Solo và Tutti hỗ trợ cho nhau vì Solo sẽ giúp cho bản nhạc bắt đầu “mềm mại” hơn, hoặc giúp cho bài nhạc có những đoạn lắng lại, còn Tutti sẽ giúp cho bài nhạc hoành tráng hơn, dày hơn và tạo điểm nhấn hơn.
Cùng xem 1 clip giải thích định nghĩ về Tutti, Solo… ngay dưới này nhé:

2. Tắt-xê

Từ này có thể sẽ là từ mà bạn nghe nhiều nhất khi đứng trên sân khấu với anh em ban nhạc, “anh ơi tắc – xê khúc này nha”. Nhưng chưa chắc ai cũng biết nó là gì, nhất là những bạn chưa có kinh nghiệm.
Tắc – xê bắt nguồn từ tiếng La Tinh “Tacet” đọc như thế này, có nghĩa là im lặng, nhưng sự im lặng này là im lặng tập thể, tất cả các nhạc cụ sẽ nghỉ chỗ này.
mot-so-thuat-ngu-khi-trinh-dien-live-tacetKý hiệu của Tắt-xê trong sheet nhạc.

3. Sác-ca-to

Có thể qua thời gian, một số người rút ngắn từ để dễ đọc hơn, nhưng từ này bắt nguồn từ tiếng Ý, viết đầy đủ là Staccato.
Đối với thanh nhạc đây là 1 kỹ thuật khá phức tạp, cách hát Sác-ca-to sẽ là ngắt, giật nảy, cơ hoành của bạn lúc thực hiện sẽ giật liên tục.
Còn trong các nhạc cụ khác, bạn chỉ cần thực hiện nó theo đúng định nghĩa “ngắt – nảy” nốt. Cùng xem clip hướng dẫn đánh kỹ thuật Sác-ca-to bằng đàn piano nhé:

4. Lê-ga-to

Nhiều người thường cho rằng trái ngược với Sác-ca-to sẽ là Lê-ga-to, về cơ bản thì không sai nhưng chưa chính xác. Lê-ga-to thực ra là kỹ thuật nền và được định nghĩa là chơi liền Note / Giọng / Tiếng. Nhưng trên thực tế, bản thân nó cũng phân ra nhiều đẳng cấp riêng biệt dành cho từng đối tượng sử dụng khác nhau tương tự như các kỹ thuật phức tạp khác.

5. Phiu

Từ này, bạn có thể hiểu theo 2 cách là Fill và Feel. Cũng tùy vào hoàn cảnh, nhưng phần lớn bạn nên hiểu theo nghĩa Fill. 
Nếu bạn có cây đàn organ (keyboard nói chung), hãy nhìn vào nút báo trống giữa Ver A và Ver B sẽ có chữ Auto Fill. Fill trong trường hợp này sẽ có nghĩa là lấp đầy, người nghệ sĩ sẽ làm một điều gì đó để bài hát bớt đi sự rời rạc ở những đoạn dạo hoặc lắng đọng. Đối với ca sĩ, họ có thể hát thêm một đoạn nhạc đã tập với band nhạc hoặc đối với nhạc công họ có thể tutti hoặc đánh thêm 1 đoạn lead nào đó để bài nhạc kéo cảm xúc người nghe lên. Fill thường mang tính chất lý tính nhiều hơn.
Đối với Feel, thì người nghệ sĩ sẽ nghiêng hơn về sự cảm nhận về cảm giác, ngoài việc làm lấp đầy như Fill thì họ sẽ đưa luôn cả cảm xúc của mình vào, người nghe sẽ cảm nhận được sự vui buồn, sự căm ghét hay thậm chí sự côn đồ trong những đoạn Feel này của họ. Nói cách khác, Feel thì nó sẽ mang cảm xúc cá nhân nhiều hơn, và bạn sẽ chỉ cảm nhận được ở chính người nghệ sĩ đó mà thôi, dù một người khác học hỏi và hát theo nhưng chắc chắn bạn sẽ không thể cảm nhận được sự giống nhau giữa 2 người.
Dù bạn “phiu” thế nào cũng cần sự ăn ý với ban nhạc, hòa âm của ban cũng như cần đúng với từng thể loại nhạc riêng, phiu của nhạc Jazz sẽ khác với với Pop hay Soul, vì vậy để có thể đa dạng trong các Feel/Fill, người ca sĩ cần phải am hiểu nhiều dòng nhạc và lịch sử của chúng để tránh “lấy râu ông này cắm cằm bà kia” nhé.
Cùng xem Top 20 điệu “phiu” trống kinh điển nhất mọi thời đại để dễ hình dung hơn nhé:

6. Intro – Out

Thuật ngữ này gặp rất nhiều khi bạn tập hoặc biểu diễn. Intro dịch ra là giới thiệu, trong trình diễn nó mang ý nghĩa là đoạn dạo đầu của ban nhạc trước khi vào Verse (phiên khúc). Ngược lại, Out sẽ là phần kết thúc của bài, nó không hẳn là đoạn out của chỉ ban nhạc mà còn có thể out cùng với vocal hoặc chỉ đơn giản là một đoạn dằn “ngang xương” một cách bất ngờ.

7. Giang tấu

Nếu Intro và Out nói đến phần dạo đầu và phần kết thúc của bài nhạc, thì “giang tấu” (cũng có thể gọi là Interlude) là phần dạo giữa các lần hát khác nhau. Ví dụ bài hát của bạn có phần A (phiên khúc), B (điệp khúc), khi bạn hát A – B – nhạc dạo – A – B, thì phần nhạc dạo ở giữa này gọi là giang tấu, mở rộng ra giả sử bạn hát 10 lần 100 lần A – B thì gian tấu là phần nhạc giữa mỗi A – B đó.

8. Điệp khúc

Điệp khúc với từ điệp là lặp đi lặp lại, khúc là đoạn nhạc, tức mang ý nghĩa là 1 đoạn nhạc được lặp lại nhiều lần. Trong nhiều bài hát thì điệp khúc là thông điệp chính hoặc chủ đề của bài hát. Nó được xây dựng bởi những âm thanh, lời chính của bài và là phần hấp dẫn nhất, tràn đầy năng lượng nhất trong toàn bộ tác phẩm. Vai trò của điệp khúc là khiến người nghe ghi nhớ và thường được lặp lại nhiều lần trong bài, thậm chí tiêu đề bài hát cũng thường được bao gồm trong phần điệp khúc.

9. Sam

Đây là 1 thuật ngữ không chính thống nhưng được nhiều người chơi nhạc sử dụng, nhất là đối với ban nhạc. “Ban nhạc chơi sam quá” sẽ là câu bạn có thể đã nghe ở đâu đó rồi, ám chỉ khi tất cả thành viên trong ban nhạc chơi với nhau 1 cách chặt chẽ, ăn ý và hiệu quả.

10. Hòa âm

Trong âm nhạc, hòa âm xem xét quá trình trong đó tổng hợp của các âm thanh riêng lẻ, hoặc sự chồng chất của âm thanh, được phân tích bằng thính giác. Thông thường, điều này có nghĩa là sự phối hợp với nhau không chỉ qua nốt nhạc mà còn qua tần số, cao độ (âm, nốt) hoặc hợp âm. Nghiên cứu về sự hòa âm bao gồm các hợp âm và tiến trình xây dựng và hợp âm của chúng và các nguyên tắc kết nối chi phối chúng.
Nói tóm lại, hòa âm là những nốt / âm / tần số nhạc khi được phối hợp với nhau làm bắt tai chúng ta hơn và làm cho màu sắc khúc nhạc / giai điệu đó được hay hơn, hiệu quả hơn theo ý đồ của người soạn nhạc. Đối với 1 nhà sản xuất âm nhạc (producer) thì phần hòa âm (cùng phối khí) rất quan trọng và là 1 phần không thể thiếu để làm nhạc.

Xem thêm: Làm thế nào để trở thành Music producer cho người mới bắt đầu

11. Dàn dây

Dàn dây thường chỉ các loại nhạc cụ kéo dây để tạo ra âm thanh như viola, violin, cello, contra-bass… Dàn dây trong nhạc giao hưởng là một tổng thể về biên chế các nhạc cụ được sử dụng theo những nguyên tắc nhất định nhằm phục vụ cho việc diễn tấu một tác phẩm giao hưởng. Hình thành từ thế kỷ 17, dàn nhạc giao hưởng trưởng thành cùng với âm nhạc giao hưởng. Qua các tác phẩm của Haydn, Mozart, Beethoven, Richard Wagner, Johannes Brahms, Tchaikovsky… dàn nhạc giao hưởng dần phát triển và được Maurice Ravel, Claude Debussy… hoàn thiện cho tới bây giờ.
Trong âm nhạc hiện đại, bạn sẽ không chỉ thấy dàn dây trong các dàn giao hưởng mà còn xuất hiện thường xuyên trong các bản nhạc pop, rock, blues…

12. Khoanh-tai

 

Quantize là quá trình làm tròn các mẫu lấy được khi đưa vào máy tính. Giả sử bạn có 0.99 đ trong túi,  thì bạn sẽ làm tròn 1 đ. Cũng y như vậy nhưng áp dụng cho các mẫu trong một tín hiệu âm thanh và quá trình làm tròn (Quantize) này phụ thuộc vào chỉ số Bit Depth bên trên, Bit Depth càng lớn thì mức độ “làm tròn” càng ít và dẫn đến tín hiệu càng chân thật.
Khi đưa vào máy tính, tín hiệu sẽ được mã hóa thành tín hiệu kỹ thuật số với hai số 0 và 1, và khi Bit Depth càng lớn thì số trường hợp xảy ra của 0 và 1 sẽ càng cao và càng gần với mức độ làm tròn.
Xem thêm: Sheet piano Mascara – Chillies

13. Gờ-ru

Trong âm nhạc, groove là một hiệu ứng (“cảm giác”) khi ban nhạc chơi rất ăn ý với nhau qua phần nhịp điệu / tiết tấu, nó cuốn hút và bắt tai người nghe trước khi khán giả kịp nghe giai điệu (đôi lúc là cả 2 bổ trợ cho nhau) và đôi lúc cũng không cần phải chơi quá phức tạp. Dễ hiểu hơn là khi bạn nghe các thể loại nhạc có tiết tấu phức tạp như funky , disco hay rock sẽ làm cho bạn có cảm giác muốn “lắc lư” hay “nhún nhảy” theo điệu nhạc.
Xem thêm: Bộ thuật ngữ âm nhạc cho người mới
Trong nhạc jazz, nó có thể được cảm nhận như một chất lượng của các đơn vị nhịp điệu lặp đi lặp lại liên tục, được tạo ra bởi sự tương tác của âm nhạc được chơi bởi phần nhịp điệu của ban nhạc (ví dụ: trống, bass điện hoặc contra-bass, guitar và đàn organ – keyboard). Groove là một tính năng quan trọng của âm nhạc phổ biến và có thể được tìm thấy trong nhiều thể loại, bao gồm salsa, rock, soul, funk và fusion.
Thuật ngữ này thường được áp dụng cho các buổi biểu diễn âm nhạc khiến người ta muốn di chuyển hoặc nhảy múa.
Một trong những ví dụ điển hình đơn giản hơn cho các bạn là hãy nghe thử bản hit funky nổi tiếng này của nghệ sĩ Stevie Wonders, nhạc vừa cất lên là cả khán đài (và cả bạn nữa) phải nhún nhảy theo:

Lời Kết

Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu thêm về các thuật ngữ trình diễn live, qua đó giúp bạn có thêm kiến thức để trao dồi và được tự tin trên sân khấu. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: Nhạc lý cơ bản cho người mới bắt đầu

popup

S� l��ng:

T�ng ti�n: