Pearl River PRK300
- Tình trạng: Brand New
- Kho: Còn hàng
- Thương hiệu: Pearl River
- Upright
- Đen / Trắng
- Cao 78 x Rộng 144 x Sâu 37 (cm)
- chuẩn phòng thu, hệ tiếng dày và chất.
- 120
- Italian Fatar Wooden 88 Grand Response
- kết nối với Ipad
- 30
Lý do bạn mua Pearl River PRK300 tại PIANO HOUSE
- PPhân phối chính hãng
- Đầy đủ giấy chứng nhận CO & CQ
- Giá tốt nhất VN
- Có sẵn đàn tại Showroom
- Tình trạng : Mới 100%
- Tặng kèm : Ghế piano giá trị 800.000đ
- Miễn phí vận chuyển
- Hỗ trợ thanh toán quẹt thẻ và trả góp 0%
- Bảo hành 12 tháng tại nhà
- Tặng thêm gói bảo hành 12 tháng trị giá 1.500.000đ
Giá
37.950.000₫PEARL RIVER PRK300
Dòng Cho Người Mới Bắt Đầu
───
Với mức đầu tư hàng chục tỷ USD từ chính phủ Trung Quốc, Pearl River không chỉ sở hữu công nghệ sản xuất hiện đại nhất thế giới mà còn sở hữu nhà máy/thương hiệu Piano nổi tiếng của Đức như Schimmel, Ritmuller, Kayserburg… cùng nhiều bằng sáng chế của những nhà chế tác piano bậc nhất thế giới. Pearl river thật sự đã “hóa thân” thành gã khổng lồ Đức mang “quốc tịch” China.
PRK300. Một trong những mẫu đàn piano điện tử bán chạy nhất tại thị trường Âu, Á, Mỹ. PRK300 sở hữu thiết kế nhỏ gọn phù hợp với những ngôi nhà/căn phòng/không gian vừa và nhỏ; âm thanh cộng hưởng hài hòa giữa phần Bass, Middle và Treble tạo sự dễ chịu, thỏa mãn/đáp ứng được nhu cầu trải nghiệm tiếng đàn Piano mà người chơi không cần bỏ ra quá nhiều ngân sách.
───
Với mức đầu tư hàng chục tỷ USD từ chính phủ Trung Quốc, Pearl River không chỉ sở hữu công nghệ sản xuất hiện đại nhất thế giới mà còn sở hữu nhà máy/thương hiệu Piano nổi tiếng của Đức như Schimmel, Ritmuller, Kayserburg… cùng nhiều bằng sáng chế của những nhà chế tác piano bậc nhất thế giới. Pearl river thật sự đã “hóa thân” thành gã khổng lồ Đức mang “quốc tịch” China.
Mẫu đàn piano điện tử mới nhất trong dòng Upright Digital Piano của Pearl River cần kể đến là V03. Một trong những mẫu đàn piano điện tử bán chạy nhất tại thị trường Âu, Á, Mỹ. V03 sở hữu thiết kế nhỏ gọn phù hợp với những ngôi nhà/căn phòng/không gian vừa và nhỏ; âm thanh cộng hưởng hài hòa giữa phần Bass, Middle và Treble tạo sự dễ chịu, thỏa mãn/đáp ứng được nhu cầu trải nghiệm tiếng đàn Piano mà người chơi không cần bỏ ra quá nhiều ngân sách.
───
PIANO ĐIỆN TỬ – BƯỚC ĐỘT PHÁ
KHẲNG ĐỊNH ĐẲNG CẤP CÔNG NGHỆ PEARL RIVER
PEARL RIVER – The World’s Best Selling Piano
Từ thời nhà Tống (những năm 960), thành phố Thượng Hải xuất phát từ làng chài hẻo lánh (cầu nối giữa thủ đô Bắc Kinh và Quảng Châu) dần trở thành hải cảng sầm uất bậc nhất Trung Quốc. Vị trí thuận lợi của Thượng Hải cho phép tàu bè qua lại, neo đậu, trao đổi hàng hóa; từ đó mậu dịch với nước ngoài nhất là các nước phương tây như Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan… nở rộ mạnh mẽ. Dần dần, văn hóa phương tây “du mục” và “tây hóa” thành phố này. Nhiều cái tên trở nên “biệt danh” của Thượng Hải: Paris phương Đông, Nữ hoàng phương Đông, Hòn ngọc phương Đông… Thế kỷ 19, Thượng Hải chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của mình, trở thành trung tâm tài chính lớn thứ 3 thế giới (sau New York và Luân Đôn).
Một góc của thành phố Thượng Hải tráng lệ. (Nguồn ảnh: Wikipedia.org)
Nếu như Thượng Hải được sánh như đặc khu tài chính thì Quảng Châu (nơi nhà máy piano Pearl River ra đời) với 3000 ngàn năm lịch sử được xem là đầu tàu kinh tế, công xưởng thế giới. Nằm trên dòng sông Châu Giang (Zhū Jiāng), Quảng Châu nổi tiếng với cuộc sống đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và nông nghiệp lâu đời; tay nghề thủ công nghiệp ở đây được hình thành rất sớm; người dân Trung Quốc nói chung và Quảng Châu nói riêng đã sáng tạo ra cách trồng dâu, nuôi tằm, lấy tơ, dệt lụa đầu tiên trên thế giới (từ thế kỷ 3 TCN), từ đó nhu cầu trao đổi, mua bán vải vóc tăng nhanh. Quảng Châu trở thành một phần của con đường tơ lụa – cầu nối quan trọng trong giao thương vải lụa, gấm vóc, trà, gốm sứ, đường, sắt, muối, bông,… giữa Trung Quốc và phương Tây cũng như giao lưu văn hóa, tôn giáo, chính trị…
Từ hơn 30 năm trước (năm 1990), chính phủ Trung Quốc thực hiện chiến lược kinh tế mới, khuyến khích đầu tư nước ngoài và liên kết hợp tác quốc tế, biến Quảng châu thành đặc khu công nghiệp đa ngành hàng đầu thế giới, tập trung nhà máy sản xuất công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, nhà máy gia công; cho phép đối tác nước ngoài thuê đất xây dựng nhà máy nhằm thu hút vốn FDI (Foreign Direct Investment) và tạo việc làm cho người dân.
Nhiều mặt hàng thuộc các thương hiệu cao cấp như: Iphone, Samsung, Zara, H&M, Mango, Adidas, Nike, Uniqlo, Espirit…… có nguồn gốc Made in China trở nên phổ biến với các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu không chỉ do giá thành cạnh tranh nhưng còn bởi tay nghề thủ công tỷ mỹ, sáng tạo của người dân nơi đây tạo nên những sản phẩm chất lượng sánh tầm quốc tế.
Một góc của thành phố Quảng Châu sầm uất. (Nguồn ảnh: tripadvisor.com)
Vào thế kỷ 17, dưới sự cai trị của Hoàng đế Khang Hy, quan hệ thương mại và tôn giáo giữa phương Tây và Trung Quốc phát triển. Hoàng đế chú trọng đời sống tinh thần, muốn thưởng lãm điều mới mẻ, đặc biệt là thơ ca và nhạc. Hiểu điều đó, ngày 24 tháng 1 năm 1601; Matteo Ricci (Tổng giám mục Kitô giáo tại Trung Quốc, người Ý) đã mang chiếc đàn Harpsichord (nhạc cụ gần giống Grand Piano ngày nay) đến Trung Quốc và tặng cho Hoàng đế như một món quà quốc gia.
Đây là nhạc cụ phương Tây đầu tiên du nhập vào Trung Quốc (Nguồn: Asian Culture and History). Năm 1850, Moutrie (pianist, kỹ thuật viên người Anh) mở cửa hàng chuyên buôn bán, sửa chữa và lắp ráp Piano đầu tiên tại Thượng Hải. Ông thuê nhân lực bản địa và đào tạo tay nghề cho họ. Từ đó, số lượng kỹ thuật viên Piano Trung Quốc tăng dần, với sự chăm chỉ, sáng tạo họ tiếp tục học hỏi và trau dồi kinh nghiệm. Theo thời gian, ngành Piano và giáo dục bộ môn piano nhanh chóng lan rộng trong giới thượng lưu Trung Quốc và sớm được nhiều người coi là một phần quan trọng của một nền giáo dục tiêu chuẩn, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em. Năm 1950, nhà máy Piano nội địa đầu tiên được thành lập tại Bắc Kinh, đánh dấu sự khởi đầu của ngành sản xuất Piano Trung Quốc. Tháng 10/1950, chiếc đàn upright piano ra đời và được giới thiệu lần đầu đến công chúng yêu âm nhạc Trung Quốc.
Matteo Ricci (1552 – 1610, người Ý) – Tổng giám mục Kitô giáo tại Trung Quốc đã mang chiếc đàn harpsichord đầu tiên đến Trung Quốc tặng cho cho Hoàng đế Khang Hy.
(Nguồn ảnh: wikipedia.org)
Như nhiều ngành công nghiệp nêu trên, ngành sản xuất piano tại Trung Quốc trải qua bảy (07) quá trình phát triển:
[1] Nhập khẩu sản phẩm nhằm đáp ứng, phục vụ nhu cầu tạm thời trong nước, sản phẩm có giá thành cao, số lượng bán ra không nhiều, khó kiểm soát chất lượng do phụ thuộc toàn bộ vào nhà sản xuất nước ngoài.
[2] Nội địa hóa nhằm cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước, thực hiện chiến lược nhận diện thương hiệu, cạnh tranh với các thương hiệu khác cùng ngành trong nước và sản phẩm nhập khẩu.
[3] Đầu tư/mua công nghệ nhằm nâng cao, kiểm soát chất lượng sản phẩm, chủ động sản xuất sản phẩm theo thiết kế, số lượng, tiêu chuẩn của mình với giá thành thấp.
[4] Mua & sáp nhập thương hiệu trong nước và nước ngoài nhằm thừa kế lịch sử hình thành lâu đời có danh tiếng; sau đó cải tiến và tạo ra sản phẩm có chất lượng ưu tú, thiết kế mới, tạo cơ hội cho người tiêu dùng trong nước sử dụng thương hiệu quốc tế với giá thành cạnh tranh.
[5] Quốc tế hóa nhằm xuất khẩu sản phẩm mang thương hiệu nội địa và thương hiệu quốc tế ra thị trường nước ngoài, nhằm giới thiệu, quảng bá, cạnh tranh với các thương hiệu khác.
[6] Nhận sản xuất cho các hãng Piano theo hợp đồng OEM (Original Equipment Manufacturer) nhằm tận dụng hệ thống máy móc, công nghệ, nhân công của mình để làm ra sản phẩm theo yêu cầu của đối tác.
[7] Toàn cầu hóa phân khúc dựa vào thế mạnh sở hữu nhiều thương hiệu với công nghệ sản xuất hiện đại, đội ngũ kỹ sư/nhà chế tác hàng đầu nhằm tạo ra sản phẩm từ phân khúc tiêu chuẩn (Standard) đến cao cấp (High-end Luxury) để cạnh tranh với các nhà máy piano/thương hiệu piano trên toàn cầu. Từ đó khẳng định vị thế, tạo sự đa dạng trong lựa chọn cho người tiêu dùng về chất lượng, giá cả.
Năm 1956, nhà máy sản xuất Piano lớn nhất Trung Quốc được xây dựng mang tên dòng sông Châu Giang (Zhū Jiāng – Pearl River) niềm tự hào của thành phố Quảng Châu. Khởi đầu của Pearl River là chặng đường đầy gian nan và thử thách khi chính phủ thực hiện cuộc Đại cách mạng Văn hóa Vô sản (1966 – 1976) giới hạn mọi ảnh hưởng tư bản phương Tây đến Trung Quốc gồm âm nhạc và tất nhiên cả chiếc đàn piano – nhạc cụ được xem là biểu tượng của văn hóa phương Tây. Người dân thận trọng hơn trong việc mua và học piano. Thời gian đó, Pearl River chỉ bán được dưới 1.000 chiếc Piano mỗi năm.
Năm 1978, chính phủ Trung Quốc tiếp tục thi hành chính sách cải cách kinh tế mở hơn. Pearl River bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng tươi sáng. Pearl River bán được 800 cây đàn piano mỗi tháng và nhanh chóng trở thành nhà máy sản xuất piano dẫn đầu Trung Quốc về số lượng làm ra (1985).
Mặc dù việc chế tạo đàn piano theo hướng công nghiệp hóa vẫn còn sơ khai, đàn được sản xuất ở phân khúc entry/economy (phổ thông) nhằm phục vụ chủ yếu nhu cầu trong nước nhưng đây là kết quả của bốn yếu tố quan trọng:
[1] Pearl River tự chủ xuất nhập khẩu sản phẩm
[2] Pearl River tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có
[3] Sự gia tăng thu nhập của các tầng lớp
[4] Piano đóng vai trò thiết yếu trong phát triển văn hóa và giáo dục trẻ em Trung Quốc.
Nhiều gia đình Châu á nói chung và Trung Quốc nói riêng chú trọng việc đào tạo âm nhạc cho con cái ngay từ nhỏ (Nguồn ảnh: istockphoto.com)
Những năm 1990, chính phủ Trung Quốc tiếp tục khuyến khích đầu tư nước ngoài và liên kết hợp tác quốc tế. Với tiềm lực tài chính, chính phủ đã đầu tư 60 triệu đô la cho Pearl River để nâng cao dây chuyền sản xuất, vi tính hóa thiết kế, điều chỉnh và kiểm soát chất lượng sản phẩm bằng hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại, thuê kỹ sư/nhà chế tác cao cấp … mục đích cuối cùng nhằm nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng, giá thành và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường piano trong và ngoài nước.
Trên đà phát triển, Zhicheng Tong (người đã gắn bó với nhà máy ngay từ những năm đầu thành lập – 1959) được thăng chức Giám đốc điều hành (1992). Với tư cách là một trong những nhân viên lâu năm và giàu kinh nghiệm nhất của công ty, ông định hướng tầm nhìn cho tập đoàn “Dẫn dắt Pearl River trở thành nhà cung cấp Piano toàn cầu”. Đây là một tầm nhìn đòi hỏi sự đồng nhất ba yếu tố:
[1] Tiêu chuẩn Piano châu Âu
[2] Tay nghề chế tác piano thủ công truyền thống
[3] Công nghệ sản xuất hiện đại.
Đồng thời ông khẳng định “Những chiếc Piano tốt nhất cần được làm bằng cả trái tim không phải bằng máy móc – The best pianos should be made by heart not by machine”. Một câu nói đầy hàm ý, ẩn chứa tâm huyết và trái tim yêu nghề của ông dành cho đứa con Pearl River.
Zhicheng Tong – Giám đốc điều hành Pearl River từ năm 1992
Trải qua hơn 60 năm phát triển (since 1956), Pearl River đã nhanh chóng chứng minh cho thị trường nội địa Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung sự tăng trưởng đột phá; một tập đoàn có đầy đủ năng lực đưa sản phẩm của mình cạnh tranh cấp độ quốc tế, phân phối piano quy mô toàn cầu và trở thành “Gã khổng lồ” trong ngành Piano, là cầu nối giữa văn hóa phương Tây và phương Đông thông qua âm nhạc.
Theo thống kê mới nhất của Pearl River, trung bình mỗi năm nhà máy này sản xuất 150,000 chiếc đàn (khoảng 500 chiếc Piano mỗi ngày), xuất khẩu đến hơn 120 quốc gia và giành nhiều giải thưởng danh giá:
[1] Doanh nghiệp sản xuất chuyên môn hóa lớn nhất – First batch of manufacturing single champion model enterprises
[2] Tập đoàn chủ lực sản xuất nhạc cụ văn hóa cấp quốc gia – National cultural industry demonstration base
[3] Doanh nghiệp dẫn đầu trong đổi mới, sáng tạo cấp quốc gia – National innovative pilot enterprise
[4] Doanh nghiệp dẫn đầu trong quản lý chất lượng cấp Quốc gia – National Quality Management Excellence Enterprise
[5] Doanh nghiệp chủ lực xuất khẩu nhạc cụ cấp Quốc gia – National Cultural Export Key Enterprise
[6] Doanh nghiệp xếp hạng AAAA cấp Quốc gia – National AAAA Grade Standardized Good Behavior Enterprise
[7] Top 100 doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiệp nhẹ – China Light Industry Top 100 Enterprises
[8] Pearl River được Hiệp hội nhạc cụ âm nhạc Quốc tế (International Music Products Association) trao giải “Milestone Award” và “Special Contribution Award”.
───
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI PIANO CAO CẤP