FOURNIER, PIERRE

Nghệ sĩ cello Pierre Fournier sinh tại Paris vào ngày 24 tháng 6 năm 1906. Ông được biết đến như  “nhà quý tộc của các cellist” bởi lối chơi trữ tình tao nhã, âm thanh trang trọng và sự nhạy cảm đầy chất nghệ sĩ không chút tì vết của ông.

 Pierre là con trai của một vị tướng quân đội Pháp. Chính mẹ cậu đã dạy cậu chơi piano khi còn bé, nhưng đến năm 9 tuổi cậu bị bại liệt nhẹ và đã mất đi sự khéo léo ở đôi chân của mình, không thể điều khiển được pedal của cây đàn piano nữa nên cậu đã tìm đến với một loại nhạc cụ khác và chuyển sang học cello.

 Pierre tiến bộ rất nhanh khi học nhạc cụ mới này và đã thi đỗ vào Paris Conservatoire. Ở đây cậu là học trò của Paul Bazelaire và sau này là Anton Hekking, đến năm 1923 cậu tốt nghiệp trường này ở tuổi 17. Nghệ sĩ cello hàng đầu nước Pháp thời kì đó Maurice Marechal gọi Fournier là “nghệ sĩ cello của tương lai”, vì mặc dù tuổi đời còn rất trẻ Fournier đã đạt đến trình độ điêu luyện bậc thầy và nổi tiếng vì khả năng Bowing (kỹ thuật điều khiển vĩ) một cách dễ dàng của mình. Fournier còn là bạn của một nghệ sĩ cello người Pháp vĩ đại khác là Paul Tortelier (1914 – 1990), có một lần trò chuyện với nhau sau một chương trình biểu diễn của Tortelier, Pierre nói với bạn mình “Paul à, tôi ước gì có được bàn tay trái của anh”, Tortelier đáp lại: “còn tôi, Pierre ạ, tôi lại muốn có được cánh tay phải của anh cơ!”.

 Fournier trở nên nổi tiếng sau một buổi biểu diễn thành công với Edouard Colonne Orchestra tại Paris năm 1925 và bắt đầu lưu diễn khắp Châu Âu. Anh chơi nhạc cùng với hầu hết các nghệ sĩ vĩ đại ở thời điểm đó như Alfred Cortot, Jacques Thibaud, Wilhelm Furtwängler, Herbert von Karajan và Rafael Kubelik. Cùng với Artur Schnabel, Joseph Szigeti và William Primrose, ông đã thu âm gần như trọn bộ nhạc các tác phẩm thính phòng của Johannes Brahms và Franz Schubert. Thật không may là đĩa nhạc mà BBC đã dùng để ghi âm seri này đã bị hỏng mất trước khi mà họ có thể copy nó sang một thiết bị lưu trữ khác bền hơn.

 Cho đến năm 1938, Pierre Fournier đã đạt được một số thành tựu đáng chú ý với cả mười năm sự nghiệp phía sau lưng. Ngoài ra, nó như một phần của huyền thoại này, đó là ông đã bắt đầu biểu diễn trên sân khấu, dành thời gian của mình ra cho các phòng hoà nhạc và sự náo nhiệt thân thuộc của một dàn nhạc nhỏ được Jacques Copeau cùng với các bạn của mình ở Vieux Colombier thành lập và thật ngẫu nhiên là Fournier đã cùng được làm việc với nhạc sĩ Arthur Honegger ở bộ gõ. Bên cạnh Vieux Colombier, Fournier cũng thường xuyên trình diễn ở các rạp chiếu bóng và vô số bục dàn nhạc ngày chủ nhật của thủ đô. Năm 1928 chàng trai trẻ 22 tuổi bắt đầu một sự nghiệp soloist sáng chói, và khi Páthe Marconi – ông chủ của hãng Pathé Records đã đề nghị anh kí hợp đồng đầu tiên như một nghệ sĩ thu âm, chính xác là 10 năm sau đó, Fournier đã đạt được những gì mà có thể hứa hẹn một sự nổi danh trên toàn cầu.

 Thêm vào đó, từ năm 1937 – 1939, ông hướng dẫn một lớp cello ở École Normale de Musique ở Paris và từ năm 1941 – 1949 là một lớp ở Paris Conservatoire. Vì thế nên Jean Bérard, giám đốc nghệ thuật ở Pathé, trên thực tế đã đề nghị một hợp đồng độc quyền với một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất của thế hệ ông. Từ năm 1938 đến 1944 Fournier ghi âm trên đĩa than 78s (loại đĩa nhạc chạy trên máy hát kiểu cổ với 78 vòng/phút) đầu tiên của mình, đầu năm 1938 là Sonata Arpeggione của Franz Schubert cùng với Jean Hubeau và đã giành được giải Grand Prix du Disque, tiếp theo đó là Fantasiestücke của Robert Schumann và Romance giọng La trưởng của Gabriel Fauré với phần đệm của Babeth Léonet, một số bản nhạc ngắn với Tasso Janopoulo tuyệt vời, chính người này đã cho tái bản album này, rồi đến bản thu đầu tiên của ông cùng dàn nhạc là Variations on a Rococo theme của Peter Ilyich Tchaikovsky với The orchestra of the Concerts Lamoureux và chỉ huy là Eugène Bigot. Năm 1944 và 1945 cũng vẫn những người cộng sự thân thiết đó, Fournier đã ghi âm cello concerto của Antonin Dvořák, và Double concerto của Johannes Brahms với anh trai mình là Jean. Tuy nhiên ông đã từ chối công bố 2 tác phẩm này và đến tận bây giờ con trai ông là Jean Pierre Fournier cũng vẫn thể theo nguyện vọng của cha mình. Tuy thế, sự thật là Pierre Fournier sau đó đã có những bản ghi âm thành công với các tác phẩm này.

 Năm 1945 Walter Legge (giám đốc nghệ thuật ở His Master’s Voice) đã tiến hành chuyến công du đầu tiên ở châu Âu của ông, với mục đích tìm kiếm ra những nghệ sĩ đầy hứa hẹn cho Gramophone Company. Suốt thời gian ông lưu lại Paris, ông cứ hỏi nhạc sĩ danh tiếng Francis Poulenc về những nghệ sĩ biểu diễn Pháp và Poulenc đã đề xuất ra một số cái tên như Dinu Lipatti, Samson François, Ginette Neveu, Arthur Grumiaux và Pierre Fournier. Ngay lập tức những hợp đồng của cellist này kí với Pathé đã được chuyển nhượng cho HMV. Cũng năm đó Fournier vào làm cho BBC. Năm sau đó Artur Schnabel đã mời ông tham gia diễn trong Triple concerto của Ludwig van Beethoven tại Royal Albert Hall cùng Philharmonia Orchestra – dàn nhạc do chính Walter Legge thành lập. Tại buổi diễn Triple concerto ông đã tìm ra Schnabel là cộng sự thực sự đặc biệt đầu tiên của mình (rồi sau đó ông tìm thấy 3 người nữa là: Wilhelm Kempff, Friedrich Gulda (trong thời gian ngắn) và cuối cùng chính là con trai mình Jean Pierre).

 Chẳng bao lâu sau, cùng với Josef Szigeti, Pierre Fournier và Artur Schnabel đã hình thành một trio mà những tác phẩm họ diễn không bao giờ đựơc thu âm, nhưng chí ít thì HMV cũng đã có được bản ghi âm được toàn bộ các Sonata cho cello và piano của Beethoven do Fournier và Schnabel biểu diễn, kế đó là của Pablo Casals và sau nữa là Gregor Piatigorsky, những đĩa này đã tưởng là những bản cuối cùng, cho đến khi Fournier trở lại cùng với Wilhelm Kempff trên sân khấu và với Frederich Gulda ở phòng thu âm. Có một điều không chắc cho lắm, tuy nhiên, rằng ông đã vượt trội hơn, ít nhất là trong cảm xúc, cách thể hiện “Beethovenian” (phong cách Beethoven) một cách phiêu lưu và sâu sắc chính là nhờ Schnabel đã truyền cảm hứng cho ông. Song song với việc ghi âm này (mà đến giờ vẫn còn đầy chất huyền thoại) Fournier còn thu âm một số tiểu phầm dành cho cello với Ernest Lush và Gerald Moore (sau này ông còn ghi âm với Moore 2 LP gồm toàn các bản nhạc ngắn). Những buổi thu âm dành cho các Sonata của Beethoven đều được Legge giám sát dưới tư cách là giám đốc nghệ thuật. Fournier đã không yêu quý Legge như Pygmalion của ông, và quan hệ giữa hai nguời nếu họ không thân thiện với nhau, ít nhất là trong nghề nghiệp, thì chắc chắn đã có nhiều lần bất đồng rồi. Legge đã thúc ép Fournier phải thu âm các tác phẩm vẫn thường biểu diễn: năm 1947 là Cello concerto số 1 của Camille Saint-Saëns cùng Philharmonia Orchestra và Walter Susskird, năm tiếp theo đó là Cello concerto của Dvořák, rồi năm 1949 là của Joseph Haydn (với phần phối khí lại của Gevaert, theo đúng thị hiếu của thời đại) vẫn là dàn nhạc đó nhưng nhạc trưởng lúc này là Rafael Kubelik. Dẫu vậy Fournier sớm bắt đầu cảm thấy rằng ông đang dần xa rời Legge. Thực tế thì năm 1950, ông đã xuất hiện ở các buổi hòa nhạc ở La Scala (Milan) dưới sự chỉ huy của Karajan. Tiết mục chủ chốt của chương trình là một tác phẩm mà cellist này rất tôn sùng là Don Quixote của Richard Strauss. Fournier đã bày tỏ ý nguyện muốn được thu âm nó cùng Philharmonia Orchestra và Karajan, Legge đồng ý nhưng đáng buồn thay khi các cuộc thương thuyết đã không bao giờ đưa ra được một kết luận cụ thể nào, và sự ngắc ngứ này cùng với sự chậm trễ của HMV trong việc khai thác những tiêu chuẩn mới dành cho LP, mà ở đó Legge (mặc dầu nhìn chung đã dành hết thời giờ của mình làm việc về những kỹ thuật thu âm) đã không tin tưởng, dẫn đến việc Fournier chuyển sang một hãng thu âm nổi tiếng khác của London là Decca.

 Năm 1948, Fournier bắt đầu tour lưu diễn ở Mỹ đầu tiên và rất được hoan nghênh ở New York và Boston. Virgil Thomson đã bình luận trên “New York Herald Tribune” rằng: “Tôi không biết gì về tài năng của anh giữa những nghệ sĩ cello đương thời như thế nào cũng như về bất cứ gì khác, nhưng quả thực anh đã đưa đến cho người nghe một sự cảm nhận trên cả mức sâu sắc từ thứ âm nhạc mà anh tạo ra ”.

 Tháng 9 năm 1955 cellist này đã gặp David Oistrakh ở Stockholm, họ cảm thấy rất tương đắc với nhau và đã quyết định cùng ghi âm Double concerto của Brahms. Fournier đã đề xuất với Legge và ông ta đã rất nhiệt tình đồng ý vì quá vui khi lại có được soloist của mình. Năm 1956, Fournier cũng thu âm Cello concerto của Schumann và Variation on Rococo theme của Tchaikovsky dưới sự chỉ huy của Sir Malcolm Sargent; và năm 1957 là 2 bản nhạc ngắn với phần đệm của Gerald Moore như đã nói ở trên.

 Đây là những lần thu âm cuối cùng của Fournier với HMV, tuy nhiên Legge đã đề ra những dự án mới: một bộ complete các cello sonata của Beethoven cùng Walter Gieseking (nhưng năm 1957 pianist này đã qua đời, điều đó đồng nghĩa với việc Gieseking đã không hoàn thành đủ cả 32 Piano sonata của Beethoven và các bản thu âm kia cũng không bao giờ được xuất bản), và một bản thu âm các Cello sonata của Brahms cùng với Wilhelm Backhaus do Decca xuất bản đã được dự đoán làvượt hơn hẳn, một đĩa nhạc mà Legge vô cùng ghét vì một số lí do nhất định. Rồi Legge đã thử thành lập một Tứ tấu đàn dây gồm có David Oistrakh, Henryk Szeryng, Bruno Giuranna và Pierre Fournier để thu âm trọn bộ các string quartet của Beethoven, chỉ tiếc là ý đinh này đã không thành. Giữa Legge và Fournier đã có những dấu hiệu của sự giảng hòa. Legge có kế hoạch mời Fournier biểu diễn Don Quixote với một kĩ thuật thu âm stereo – còn khá mới mẻ thời kì đó với Otto Klemperer và Philharmonia Orchestra. Nhưng rất tiếc, Klemperer bị ốm và kế hoạch phải hủy bỏ. Hết kiên nhẫn, Fournier quay sang hợp tác với Decca và biểu diễn tác phẩm này cùng với một trong những nhạc trưởng chỉ huy thành công nhất các tác phẩm của Richard Strauss: Clemens Krauss đồng thời hi vọng thêm một lần nữa được chơi cùng Karajan. Năm 1958, Legge cũng giới thiệu một người mà ông vừa kí hợp đồng để thay thế cho Fournier: nghệ sĩ cello trẻ người Hungary Janos Starker.

Sự nghiệp biểu diễn ngày càng chiếm nhiều thời gian hơn khiến ông phải từ bỏ việc đứng lớp ở Paris. Năm 1959, ông ra mắt lần đầu tiên ở Moscow, ở đây ông chơi hầu hết các concerto chuẩn mực viết cho đàn cello.

 Ông cũng yêu các tác phẩm âm nhạc hiện đại, có rất nhiều nhà soạn nhạc hiện đại viết tác phẩm cho ông như Bohuslav Martinu, Jean Martinon và Francis Poulenc. Là một giáo viên, Fournier yêu cầu các học trò của mình phải khai thác được một thanh điệu mượt mà uyển chuyển và phát huy  khuỷu tay cao ở cánh tay phải. Ông cho rằng những bài luyện tập violin của Sevcik là rất giá trị đối với các cellist nếu muốn đạt đến kỹ thuật Bowing hoàn hảo.

 Năm 1956, ông chuyển sang định cư cùng gia đình mình ở Thuỵ Sĩ nhưng không bao giờ từ bỏ quốc tịch Pháp. Con trai ông là Jean Pierre Fournier là một pianist có hạng, với nghệ danh Jean Fonda vẫn thường cùng trình diễn những sonata viết cho cello và piano với cha mình. Năm 1963, Pierrer trở thành thành viên, và một năm sau đó là (officer) của The French Legion of Honor (Bắc đẩu bội tinh Pháp).

 Cho đến tận năm 78 tuổi, Fournier vẫn còn biểu diễn rất tuyệt vời khi ông có một recital tại Queen Elizabeth Hall ở London và vẫn tiếp tục dạy học tại nhà ở Geneva. Nghệ sĩ cello người Anh Julian Lloyd Webber là một trong những học trò nổi tiếng nhất của ông.

Ông qua đời vào ngày 8 tháng 1 năm 1986 ở tuổi 80. Năm 1988, Royal Northern College of Music bắt đầu tổ chức International Cello Festival để tôn vinh ông cũng như những giá trị mà Pierre Fournier đã để lại.

───

PIANO HOUSE

HỆ THỐNG PHÂN PHỐI PIANO CAO CẤP

popup

S� l��ng:

T�ng ti�n: