Cấu tạo thùng đàn Piano cơ

Đàn piano bị lôi cuốn ngay từ ánh nhìn đầu tiên bởi những đường cong quyến rũ, đó chính là Vành đàn Piano (rim), đôi khi còn được gọi với tên khác là thùng đàn (Case). Thùng đàn được tạo từ những tấm gỗ khối được ghép với nhau sau đó uống cong và giữ trong một thời gian khá dài để định hình.

Xem thêm: Chức năng đặc biệt trên thùng đàn piano cơ

Cấu tạo thùng đàn Piano

Vành thường được tạo thành bởi 2 lớp vành : Vành trong (inner rim) và Vành ngoài (outer rim), đôi khi cũng có một số ngoại lệ.

Đàn piano hiện đại ngày nay có nguồn gốc từ đàn Harpsichord, nhạc cụ này rất phổ biến ở Châu Âu vào thế kỷ 17. Nhiều lớp gỗ mỏng được ép chặt thành tấm gỗ dày và uống cong. Độ ẩm ảnh hưởng khá lớn đến cấu trúc gỗ nên các nhà sản xuất đàn piano đã quyết định sử dụng gỗ mỏng thay cho tấm gỗ dày và cứng (dễ gây hiện tượng cong vênh hoặc nứt).

Những tấm gỗ sau khi được ép với nhau sẽ được phủ bên ngoại một lớp mỏng tên là veneer, thường lớp này được ép bởi một lớp gỗ Mahogany cao cấp, cuối cùng được đưa vào khuôn sắt để định hình. Một loại keo đặc biệt được sử dụng để cố định các lớp gỗ với nhau; sau khi hoàn thiện về hình dáng, khung đàn sẽ được tháo khỏi khung và đưa vào sấy khô. 

Chức năng chính của vành đàn:

  • Chức năng định hình cấu trúc đàn
  • Chức năng cộng hưởng âm thanh đàn

Vật liệu chính được sử dụng sản xuất Vành đàn vẫn là gỗ khối, gỗ cứng, các chất liệu như gỗ Spruce hoặc Maple dễ dàng được tìm thấy trong vành đàn piano.

Về mặt cấu trúc: Vành đàn là nơi đặt khung kim loại (iron plate) và được cố định lên vành trong (inner rim) có tác dụng chịu lực căng dây đàn.

Về mặt âm thanh: Khi dây đàn rung lên, năng lượng sóng âm sẽ truyền tác động đến Vành đàn theo chiều dọc, sau đó phản hồi ngược trở lại Soundboard (bảng cộng hưởng). Tuỳ thuộc vào chất liệu gỗ và độ cứng mà đàn tái tạo âm thanh vang khác nhau.

Đối với những cây đàn sử dụng gỗ khối cao cấp sẽ cho phản xạ rung động âm thanh tốt hơn, khiến âm thanh được vang lâu hơn. Điều này ngược lại với những Vành đàn sử dụng gỗ mỏng, âm thanh rung sẽ được hấp thụ trực tiếp vào Vành đàn và bị triệt tiêu khiến âm vang bị hạn chế. Đây là lí do tại sao hầu hết các cây đàn piano grand lớn (từ dòng concert grand hoặc các dòng semi-concert grand) thường có vành được chế tạo từ các loại gỗ dày, cứng như Maple, Mahogany hay Spruce, vì vậy năng lượng âm thanh sẽ được cộng hưởng tối ưu nhất, giúp âm thanh vang như trong hội trường lớn.

Với đàn Upright Piano, Vành đàn thường gọi là tủ đàn (Case) hoặc thùng đànThùng đàn Upright Piano (Đứng) được giữ nguyên bề mặt phẳng và mật độ gỗ dày, cứng và bền; đặc biệt là dễ sản xuất hơn Vành Grand Piano khá nhiều.

Lớp gỗ chúng ta thấy bên ngoài đàn chính là lớp Vecni (venner). Venner bản chất là tấm gỗ tự nhiên, được cắt ly tâm thành những thớ gỗ có độ dày 0.3mm đến 0.6mm từ một tấm gỗ khối lớn; chiều rộng tuỳ theo loại gỗ, trung bình khoảng 180mm; dài khoảng 240mm. 

Sau khi được sấy khô thành phẩm, những tấm Venner được phủ bóng theo 2 cấp độ:

Độ bóng cao, được gọi là high polish finishes hoặc high gloss finishes, thể hiện bề mặt sẽ có độ bóng rất cao, có thể soi gương và phản xạ ánh sáng và hình ảnh. Độ bóng cao có thể có trên bất kỳ venner nào, từ màu gỗ, màu đen hoặc các màu khác, miễn là chúng sáng bóng.

Độ bóng mờ, thường gọi là satin finishes, bề mặt được phủ satin finishes có thể phản xạ ánh sáng, nhưng lại không phản chiếu hình ảnh như độ bóng cao. Các biến thể của satin finishes bao gồm có bóng mờ (matt polish) tức là không phản chiếu ánh sáng như thông thường. Biến thể khác là để lại nguyên các kết cấu của các vân gỗ, các vân gỗ sẽ không được phủ lấp đầy trong quá trình đánh bóng. Biến thể khác nữa được gọi là semi-gloss, là một phần giữa satin finishes và high polish finishes.

Hầu hết bề mặt của đàn piano sử dụng sơn mài (lacquer) hoặc được sử dụng vật liệu Polyester. Ngày nay, đa số đàn được sử dụng công nghệ sơn Polyester. 

Sơn mài: Với ưu điểm độ bóng cao, đẹp hơn polyester nhưng dễ xước dăm, dễ mờ và bạc màu khi tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời. Đặc biệt là các chất lỏng như nước và rượu,...

Polyester: Tối ưu về độ bền, chống trầy xước hiệu quả hơn. Tiết kiệm chi phí hơn sơn mài.

Mặt lưng đàn Piano

Mặt lưng gồm các trụ chống đỡ và tấm Soundboard cộng hưởng đàn. Các trụ được gọi là backposts với đàn Upright Piano (Đứng) và các đàn Grand Piano là braces. Trụ đàn với chức năng trợ lực cho tấm khung kim loại (iron plate).

Đối với đàn Upright Piano Yamaha sẽ có 2 loại thanh trụ lưng là : Chữ " X " và chữ " H " 

Trụ lưng chữ "H" - Yamaha U3H

Khung lưng chữ " X " - Yamaha UX

Các cây đàn piano hiện đại ngày nay có các trụ chống đỡ thông thường được chế tạo từ các khối gỗ nguyên khối Spucre hoặc được ép nhiều lớp với thể tích lớn, thiết kế cấu trúc hình quạt đối với đàn piano grand và thẳng đứng đối với đàn piano upright.

 

 

Chia sẻ ngay: https://pianohouse.vn/cau-tao-thung-dan-piano-co


PIANO HOUSE 

Hệ thống phân phối Piano cơ cao cấp Japan - US

popup

S� l��ng:

T�ng ti�n: